Xuất khẩu lao động là cơ hội giúp nhiều người lao động cải thiện thu nhập và thay đổi cuộc sống. Tuy nhiên, nhiều đối tượng lừa đảo đã lợi dụng sự thiếu hiểu biết của người lao động để chiếm đoạt tiền một cách tinh vi.
Xuất khẩu lao động là cơ hội giúp nhiều người lao động cải thiện thu nhập và thay đổi cuộc sống. Tuy nhiên, nhiều đối tượng lừa đảo đã lợi dụng sự thiếu hiểu biết của người lao động để chiếm đoạt tiền một cách tinh vi. Trong bài viết này, Tập đoàn cung ứng nhân lực Sao Mai sẽ giúp bạn nhận diện các chiêu trò lừa đảo phổ biến và cách phòng tránh để không mất tiền oan.
Các bước chiếm đoạt tiền của người lao động
Nhóm tội phạm giả danh công ty môi giới xuất khẩu lao động, tạo ra hợp đồng, địa chỉ công ty, website giả để dụ dỗ người dân. Chúng dùng nhiều chiêu trò tinh vi để chiếm đoạt tiền từng bước một:
-
Dụ dỗ & tạo lòng tin: Tội phạm tiếp cận nạn nhân qua Facebook, Zalo, gửi hợp đồng lao động giả, cắt ghép chỉnh sửa logo công ty, hứa hẹn mức lương hấp dẫn.
-
Hướng dẫn làm hồ sơ: Yêu cầu nạn nhân nộp giấy tờ như CCCD, hộ chiếu, giấy khám sức khỏe để tăng tính thuyết phục.
-
Thu tiền từng bước: Gây sức ép đóng phí hồ sơ, phí xin visa, phí xuất cảnh…
-
Giả mạo cấp visa: Gửi đường link giả mạo để kiểm tra tình trạng visa, khiến nạn nhân tin tưởng rằng thủ tục đang diễn ra thuận lợi và tiếp tục nộp thêm tiền.
-
Yêu cầu đặt cọc chống trốn: Một số kẻ lừa đảo yêu cầu nạn nhân nộp tiền "đặt cọc chống trốn", với lời hứa sẽ hoàn trả khi lao động sang nước ngoài. Nhưng khi đã nhận tiền, chúng lập tức biến mất.
-
Bẫy lỗi giao dịch: "Sai nội dung chuyển khoản" nên yêu cầu đóng thêm tiền để sửa lỗi. "Hồ sơ bị trễ hẹn" cần đóng thêm phí để đẩy nhanh tiến độ. Những chiêu trò này khiến nạn nhân tiếp tục mất tiền mà không hay biết.
-
Giả danh cơ quan thuế: Gửi văn bản giả mạo yêu cầu đóng tiền "xác minh thuế" để nhận lại số tiền đã nộp trước đó. Nếu nạn nhân tin tưởng, sẽ tiếp tục bị lừa mất thêm tiền.
Âm mưu & thủ đoạn:
-
Tạo cảm giác chuyên nghiệp bằng hợp đồng, giấy tờ giả.
-
Kéo dài thời gian, thu tiền từng bước để nạn nhân không nghi ngờ.
-
Lợi dụng tâm lý "đã đầu tư thì phải theo đến cùng" để tiếp tục moi tiền.
-
Gây áp lực tâm lý bằng cách dọa mất tiền nếu không nộp thêm.
Cách phòng tránh lừa đảo trong xuất khẩu lao động
1. Không giao dịch với môi giới trên mạng xã hội
-
Tuyệt đối không tin tưởng vào các lời mời gọi trên Facebook, Zalo.
-
Kiểm tra thông tin công ty rõ ràng trước khi liên hệ.
2. Kiểm tra công ty trên trang chính thống
-
Người lao động có thể tra cứu danh sách các công ty xuất khẩu lao động hợp pháp tại: Website của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội: http://dolab.gov.vn
3. Không tin vào các khoản phí bất hợp lý
-
Không có phí "đặt cọc chống trốn" trong quy trình xuất khẩu lao động hợp pháp.
-
Không có phí "xác minh thuế" để nhận lại tiền đã đóng.
-
Cảnh giác với các khoản phí không có biên lai hoặc không rõ ràng.
4. Thấy dấu hiệu nghi ngờ, báo ngay công an
Nếu nhận thấy bất kỳ dấu hiệu lừa đảo nào, hãy báo ngay cho cơ quan chức năng hoặc công an địa phương để được hỗ trợ kịp thời.
5. Chia sẻ thông tin để cảnh báo cộng đồng
-
Gửi bài viết này cho người thân, bạn bè.
-
Đăng tải trên các nhóm cộng đồng để giúp nhiều người tránh bẫy lừa đảo.
Lừa đảo xuất khẩu lao động ngày càng tinh vi, người lao động cần tỉnh táo để không trở thành nạn nhân. Hãy kiểm tra kỹ thông tin, chỉ làm việc với các công ty có giấy phép hợp pháp và tránh xa những lời hứa quá hấp dẫn. Tập đoàn cung ứng nhân lực Sao Mai khuyên cáo người lao động chia sẻ ngay để giúp nhiều người lao động không bị lừa đảo!